Giới thiệu về Pacific Group
Công ty TNHH Pacific Group (PCG) là doanh nghiệp Việt Nam thành lập để xúc tiến đầu tư, đàm phán thu xếp vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Trung Quốc vào các lĩnh vực then chốt liệt kê ở ngành nghề kinh doanh dưới đây. Trụ sở đăng ký của Pacific Group tại Phòng 101, Toà nhà Kim Sơn số 112 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Sứ mệnh của Pacific Group
Sứ mệnh của Công ty TNHH Pacific Group là đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh bằng cách cung cấp các giải pháp và dịch vụ hiệu quả về năng lượng tái tạo và hạ tầng cho khách hàng của chúng tôi.
Tầm nhìn của Pacific Group
Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và hạ tầng xanh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và phát triển một tương lai bền vững cho thế hệ tương lai thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và làm giảm thiểu tác động của con người lên môi trường.
CLB HYDROGEN VIỆT NAM ASEAN
Giới thiệu chung
Từ năm 2017, Việt Nam trở thành quốc gia có mức độ phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong top 3 của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đến tháng 11 năm 2021, tại hội nghị khí hậu tổ chức tại Glasgow Vương quốc Anh, Thủ tướng Việt Nam đã đưa ra mục tiêu phát thải ròng bằng không (net zero) của Việt Nam là vào năm 2050 và đến tháng 12 năm 2022, Việt Nam và nhóm quốc gia G7 cộng 2 (Na Uy và Đan Mạch) đã ký kết khoản tài trợ 15,5 tỷ đô la của 9 nước phát triển hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng sạch.
Theo Quy hoạch Điện 8 của Bộ Công Thương Việt Nam trình Thủ tướng Chính Phủ, các dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ được chuyển hóa đồng đốt hydrogen và tiến đến đốt hydrogen hoàn toàn vào 2050.
Các dự án năng lượng tái tạo được đầu tư ồ ạt tại Việt Nam gây áp lực khá lớn lên hạ tầng truyền tải dẫn đến việc nhiều dự án chưa thể đấu nối, đấu nối rồi nhưng không thể giải tỏa hết công suất. Xét về bản chất thì năng lượng tái tạo là loại năng lương không ổn định do phụ thuộc vào thời tiết. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách cũng như nhà đầu tư đang tìm phương án thiết lập hệ thống lưu trữ điện như ắc quy, hydrogen hoặc pin nhiên liệu sử dụng cho vận tải.
Việt Nam được các chuyên gia quốc tế, các tổ chức năng lượng đánh giá là quốc gia có thế mạnh về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều, điện sóng biển, điện hải lưu, điện sinh khối. Việt Nam có thể trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu năng lượng sạch hàng đầu của khu vực.
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á đang tích cực chuyển đổi năng lượng tương tự Việt Nam. Đặc biệt là các quốc gia Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã cam kết net zero vào 2050 và 2060 đòi hỏi nguồn nhiên liệu sạch thay thế mà hydrogen là một thành phần nhiên liệu chủ lực.
Trước bối cảnh này, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đang nỗ lực hình thành cơ chế lưu trữ năng lượng trong đó Hydrogen có thể đóng vai trò trọng yếu. Ông Lê Ngọc Ánh Minh, chủ tịch điều hành Pacific Group doanh nhân có kinh nghiệm tham gia và thực hiện các dự án hạ tầng năng lượng quy mô lớn tại Việt Nam, hợp tác với đối tác quốc tế như Asean và Nhật Bản, đã nghiên cứu thận trọng, bàn bạc và đề ra sáng kiến thành lập Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam Asean (Vietnam Asean Hydrogen Club) viết tắt là VAHC nhằm tạo một sân chơi thể thức cho các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nghiên cứu, nhà phát triển dự án, nhà đầu tư tài chính, tài trợ chống biến đổi khí hậu để hình thành một cộng đồng hydrogen của Việt Nam và khu vực Asean. Thông qua VAHC, các thành viên, các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, các nhà vận động năng lượng hydrogen, các nhà công nghệ và đầu tư có thể gặp gỡ và chuyển nhận tài nguyên về nhân lực, quỹ đất, công nghệ, tài chính, xây dựng, cung ứng, tiêu thụ hydrogen ở mức độ quốc gia và khu vực.